Chỉnh âm thanh để phát huy tối đa hiệu quả dàn Karaoke

Bạn mua sắm được một dàn âm thanh hát karaoke rất đắt tiền về đặt trong nhà nhưng lại không biết cách chỉnh âm thanh cho nó thì bị coi là rất lãng phí. Mức độ của âm thanh phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố kỹ thuật và con người. Một người được qua trường lớp và có kinh nghiệm khác rất nhiều người chỉ biết sơ qua. Do đó, để phát huy tối đa bộ dàn tiện nghị và hiện đại với cấu trúc mạch điện tử phức tạp nhà mình, bạn hãy nghiên cứu những kinh nghiệm chúng tôi nêu dưới đây.


I. MẶT TRƯỚC CỦA MÁY 


Các chức năng của amply karaoke có 2 đường micro

1. Đường cắm Micro

- Ngõ cắm micro: có 2 ngõ sử dụng jack 6 ly để cắm micro.

- Nút nhấn tăng hoặc giảm 20dB ( luôn luôn mở, chỉ tắt khi gắn nhạc cụ)

- Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường micro

- Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải

- Nút Echo: điều chỉnh tiếng Echo cho đường micro

- Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )

- Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid, hổ trợ cho giọng ca bị yếu )

- Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )

2. Đường điều chỉnh tiếng Echo

- Nút Vol: tăng giảm âm lượng của Echo

- Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass ) của Echo

-  Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble ) của Echo, nghe được tiếng xịt xịt

-  Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại

-  Nút DLY: tăng hoặc giảm độ dài của tiếng delay 3.Chọn kênh vào

Có nút nhấn ta chọn ngõ vào là ngõ A hoặc ngõ B 4.Đường nhạc ( Music )

-  Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường nhạc

-  Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải

-  Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )

-  Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid )

-  Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble ) 5.Đường tổng ( Master )

Điều chỉnh âm lượng lớn hoặc nhỏ ra cuối cùng khi đã cân chỉnh đường Mic, Echo, nhạc

-  Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra

-  Nút Low: điều chỉnh âm trầm ( bass )

-  Nút Mid: điều chỉnh âm trung ( mid )

-  Nút Hi: điều chỉnh âm cao ( treble )

II. MẶT SAU CỦA MÁY


1. Dây cắm nguồn điện.

2. Ngõ tiếp đất

3. Đường gắn dây loa

4. Ngõ cắm tín hiệu nhạc ( Music )

–  Music in (nhạc vào), có kênh A & B ( nếu ta cắm đầu jack hoa sen từ dầu DVD
xuống kênh A thì mặt trước chổ music ta cũng chọn A. nếu chọn B thì cũng như vậy).

–  Output:

+  LINE: lấy tín hiệu ra cho 1 thiết bị khác như cho Subwoofer hoặc 1 amply khác

+  REC: tín hiệu này đã được điều chỉnh theo mặt trước của máy, nếu ta muốn thu lại

+  SCORE / MIC: đường kết nối tín hiệu chấm điểm với đầu karaoke 

III. MỘT SỐ THỦ THUẬT LẮP ĐẶT VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỂ ĐƯỢC MỘT HỆ THỐNG KARAOKE VÀ NGHE NHẠC HAY NHẤT


1.  Bố trí loa:

–  Loa có nhiều loại từ kiểu dáng, công suất, ..,và có trở kháng 4 ohm, 6 ohm, 8 ohm nên ta phải chọn tổng trở ohm của loa & amply cho hợp lý. Do vậy ta nên chọn amply có trở kháng từ 4 ohm đến 8 ohm.

Ví dụ:

Ta có loa 150W/ 8 ohm thì ta phải chọn amply có công suất 200W / 8 ohm trở lên ( vì khi hoạt động lâu amply sẽ nóng lên cộng với truyền tải trên đường dây nên công suất sẽ giảm )

–  Loa nên mắc cao 2m tính từ sàn nhà đến đáy loa, khoảng cách giữa 2 loa là từ 2m đến 2,5m, loa hơi nghiêng xuống dưới 15 độ cực của loa phải đấu đúng cực loa của amply ( nếu sai âm thanh nghe không có bass )

–  Khi lắp một hệ thống karaoke ( micro, amply, loa, sub) thì ta phải tiếp đất cho hệ thống nhằm tránh bị giật hoặc bị ù.

–  Nếu ta mắc thêm loa sub điện thì ta nên để loa sub dưới sàn nhà, đặt giữa hai loa, loa sub có 2 đường lấy tín hiệu.

–  Một là lấy tín hiệu từ đường out line của amply cắm vào ngõ in line đầu jack hoa sen của loa sub.

–  Hai là lấy tín hiệu từ trạm loa trên amply mắc vào cọc Input của loa sub ( theo kinh nghiệm thực tế ta nên chọn đường này). Khi chọn đường này sẽ cho tiếng bass tròn và đúng theo tín hiệu nhạc. ta điều chỉnh phân tần của sub từ 80Hz-100Hz. Cân chỉnh Vol cho hợp lý để chống bị ù khi có micro đặt gần loa sub

2.  Cân chỉnh amply

Khi hệ thống kết nối xong, trước khi mở điện ta nên vặn nhỏ Vol của micro, Vol của music và Vol của master, sau đó ta điều chỉnh như sau:

Bước 1: cắm micro vào lổ cắm, tắt đường Echo tổng ta điều chỉnh đường của micro đó ( nhớ để vị trí nút Echo ở giữa hay còn gọi 12 giờ theo như kim đồng hồ).

Bước 2: ta cân chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường line đó đến khi nào ta thấy hài lòng nhất.

Bước 3: Mở đường Echo tổng lên ( từ 10 giờ đến 12 giờ ). Để nút Low và Hi ở mức giữa 12 giờ. Nhưng quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY.

Theo kinh nghiệm thì những người hát nhạc chưa chuyên nghiệp thì nên để hai nút RPT & DLY ở mức 11h.

Còn những người biết hát ta nên chỉnh nút DLY nằm trong khoảng 11giờ đến 1giờ để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý. Cố gắng nghe tiếng lặp lại từ 1 đến 6 lần là hết.

Bước 4: Phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc. Tiếng nhạc ta điều chỉnh chỉ bằng 70% của tiếng micro

Bước 5: Muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong thì ta mở bên hệ thống Matser tổng 

Những chú ý thêm khi điều chỉnh:

-  Khi hát ta thấy giọng hát bị nặng ta tăng nút Mid của đường lên, ta vặn từ từ, nếu tăng nhiều hoặc đột ngột sẽ gây ra hú làm cháy loa

-  Nếu ta muốn tiếng hát nhuyễn và xịt xịt thì ta tăng một chút ở nút Hi trên đường Micro và đường Echo tổng.

-  Nếu nghe tiếng hát không dày ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic và nút Low trên đường Echo tổng.

*  khi ta tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa

*  nếu hệ thống bị hú hướng xử lý nhanh nhất là ta giảm một chút nút Vol trên đường Micro. Hoặc nút echo và nút trên đường micro

*  Micro không tốt cũng một phần làm cho âm thanh hú. Micro rẻ tiển hát nhẹ nhưng tiếng không thật và dễ bị hú

*  Một hệ thống dàn karaoke hay phải có các thiết bị đồng bộ và không có những tác động nhiều của môi trường xung quanh

Trên đây là các thao tác chỉnh để cho Amply của bạn phát âm thanh được hiệu quả nhất, tuy nhiên đó chưa hẳn là những điều duy nhất, có thể hệ thống âm thanh bị trục trặc ở một bộ phận khác như loa, mic, đường dây, hoặc do bạn bố trí các thiết bị chưa hợp lý...


Đăng nhận xét